Kiến thức tổng hợp vật lý lớp 10 chuyên đề chất khí: Quá trình đẳng tích – định luật Sác Lơ. Các phát biểu định luật, công thức, hướng dẫn giải bài tập về quá trình đẳng tích và định luật Sác-Lơ.
Mục lục
Quá trình đẳng tích là gì?
Quá trình đẵng tích là quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi có giá trị p và T thay đổi.
Định luật Sác Lơ
Phát biểu định luật Sác Lơ
Áp suất p của một lượng khí có thể tích không đổi thì phụ thuộc vào nhiệt độ của khí như sau:
p = po.(1+γ.t)
Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối:
p1/p2 = T1/T2
Trong đó γ – có giá trị như nhau với mọi chất khí, mọi nhiệt độ và được gọi là hệ số tăng thể tích γ =1 / 273
Áp suất đơn vị ( Pa), thể tích đơn vị ( lít), 1 atm = 1,013.10^5Pa, 1 mmHg =133,32 Pa, 1 Bar = 10^5Pa, T = 273 + t (°C)
Độ không tuyệt đối
Khi t = -1 / γ = -273 thì áp suất p = 0, điều kiện này là không thể đạt được.
Nên -273 gọi là độ không tuyệt đối. Lấy -273 là thang nhiệt độ tuyệt đối và gọi là nhiệt giai Ken – vin => t = T + 273°
Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối:
Đường đẳng tích
Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt độ khi thể tích không đổi gọi là đường đẳng tích. Trong hệ toạ độ ( pT )đường đẳng tích là đường thẳng kéo dài đi qua gốc toạ độ.

Đường đẳng tích pV
Dạng đường đẳng tích khác:

Đường đẳng tích VT – PV
Bài tập quá trình đẳng tích và định luật Sác Lơ
Câu 1: Một bình được nạp khí ở 33°C dưới áp suất 300 Pa. Sau đó bình được chuyển đến một nơi có nhiệt độ 37°C, coi thể tích của bình không thay đổi. Tính độ tăng áp suất của khí trong bình.
Hướng dẫn giải:
- Ta có T1 = 273 + 33 = 306(K); T2 = 273 + 37 = 310(K)
- Theo quá trình đẳng nhiệt: p1/p2 = T1/T2 => p2 ~ 304(Pa)
- Độ tăng áp của khí trong bình là: Δp = p2 – p1 = 304 – 300 = 4(Pa)
Câu 2: Cho một bình kín. Khi áp suất tăng 4 lần thì nhiệt độ trong bình tăng thêm 900K, thể tích không đổi. Khi đó nhiệt độ ban đầu trong bình là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
- Áp dụng công thức quá trình đẳng tích: p1/p2 = T1/T2 => T1 = (T1 + 900).p1 / 4.p1 => T1 = 300(K)
- T1 = 273 + t => t = 300 – 273 = 27(°C)
Câu 3: Đun nóng đẳng tích một lượng khí tăng thên 800K thì áp suất tăng thêm 25% so với áp suất ban đầu. Tìm nhiệt độ ban đầu của khối khí?
Hướng dẫn giải:
- Ta có T2 = T1 + 80; p2 = p1 + (25/100).p1 = 1,25.p1
- Áp dụng công thức quá trình đẳng nhiệt:p1/p2 = T1/T2 => T1 = (T1 +80).p1 / 1,25.p1 = (T1 + 80) / 1,25 => T1 = 320(K)
- Nhiệt độ ban đầu của khối khí là: t = T1 – 273 = 47(°C)
Kiến thức tham khảo
Kiến thức liên quan: Quá trình đẳng nhiệt – Định luật Bôi-Lơ-Ma-Ri-Ốt
Kiến thức liên quan: Quá trình đẳng áp – Định luật Gay-Luyxac
Kiến thức liên quan: Tổng hợp và phân tích lực
Kiến thức liên quan: Chuyển động thẳng đềuChuyển động thẳng biến đổi đều
Kiến thức liên quan: Vật rơi tự do từ độ cao H
Bài viết liên quan: Định luật bảo toàn khối lượng + năng lượng + cơ năng + động lượng
Bài viết liên quan: Kiến thức tổng hợp về Công và Công suất!
Bài viết liên quan: Định luật Newton
Bài viết liên quan:Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton
Bài viết tham khảo: Định luật Kirchhoff 1 + 2
Bài viết tham khảo: Định luật Ohm
Chuyên mục tham khảo: Vật lý học
Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc vui lòng comment phía dưới hoặc Liên hệ chúng tôi!
Chúng tôi luôn sẵn sàng đem lại những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng!