Nguồn điện – Pin – Acquy

Chia sẻ cùng cộng đồng!

Bài viết chia sẻ kiến thức thú vị về nguồn điện (nguồn 1 chiều DC và nguồn xoay chiều AC). Các loại nguồn 1 chiều như pin và acquy.

Nguồn điện là gì?

Nguồn điện là nguồn sinh ra điện năng từ các nguồn năng lượng như máy phát điện, ắc quy, pin… có hai nguồn – điện chính là:

  • Nguồn xoay chiều (kí hiệu AC) đó là các nguồn điện sinh ra từ các nhà máy điện (thủy điện, nhiệt điện, điện mặt trời, điện gió, điện hạt nhân…), máy phát điện (MFĐ chạy xăng, MFĐ chạy dầu dân dụng hoặc công nghiệp…)
  • Nguồn một chiều (kí hiệu DC) là nguồn điện sinh ra tù ắc quy hoặc pin…

Lưu ý: Hầu hết các thiết bị điện tử đều có các mạch điện tử. Thông thường các thiết bị này sử dụng nguồn xoay chiều AC. Tuy nhiên các mạch điện tử bên trong thường sử dụng nguồn 1 chiều DC. Vì vậy trong các thiết bị này đều có các mạch chuyển nguồn AC -DC.

Nguồn 1 chiều

Nguồn 1 chiều có hai cực: cực dương (+) và cực âm (-). Để đơn giản hoá ta coi bên trong nguồn điện có lực lạ làm di chuyển các hạt tải điện (electron; ion) để giữ cho:

  • Một cực luôn thừa electron (cực âm)
  • Một cực luôn thiếu electron hoặc thừa ít electron hơn bên kia (cực dương)

Nguồn điện 1 chiều

Khi nối hai cực của nguồn bằng vật dẫn kim loại thì các electron từ cực (-) di chuyển qua vật dẫn về cực (+). Bên trong nguồn, các electron do tác dụng của lực lạ di chuyển từ cực (+) sang cực (-). Lực lạ thực hiện công (chống lại công cản của trường tĩnh điện). Công này được gọi là công của nguồn điện.

Pin điện hóa

Pin điện hóa

Khi nhúng một thanh kim loại vào một chất điện phân thì giữa kim loại và chất điện phân hình thành một hiệu điện thế điện hoá.

Khi hai kim loại nhúng vào chất điện phân thì các hiệu điện thế điện hoá của chúng khác nhau nên giữa chúng tồn tại một hiệu điện thế xác định. Đó là cơ sở để chế tạo pin điện hoá.

Pin điện hoá được chế tạo đầu tiên là pin Vôn-ta (Volta) gồm một thanh Zn và một thanh Cu nhúng vào dung dịch H2SO4 loãng. Chênh lệch giữa các hiệu điện thế điện hoá là suất điện động của pin: E = 1,2V

Acquy

Acquy

Acquy đơn giản và cũng được chế tạo đầu tiên là acquy chì (còn gọi là acquy axit để phân biệt với acquy kiềm chế tạo ra về sau) gồm:

  • Cực (+) bằng PbO2
  • Cực (-) bằng Pb

Cực (+) và (-) được nhúng vào dung dịch H2SO4 loãng. Do tác dụng của axit, hai cực của acquy tích điện trái dấu và hoạt động như pin điện hoá. Chúng có suất điện động khoảng 2V.

Khi hoạt động các bản cực của acquy bị biến đổi và trở thành giống nhau (có lớp PbSO4 phủ bên ngoài). Acquy không còn phát điện được. Lúc đó phải mắc acquy vào một nguồn điện để phục hồi các bản cực ban đầu (nạp điện). Do đó acquy có thể sử dụng nhiều lần.

Mỗi acquy có thể cung cấp một điện lượng lớn nhất gọi là dung lượng và thường tính bằng đơn vị ampe-giờ (Ah), 1Ah = 3600C

Kiến thức tham khảo

Bài viết hữu ích: Dòng điện – Điện áp – Điện trở

Chuyên mục tham khảo: Vật lý học

Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc vui lòng comment phía dưới hoặc Liên hệ chúng tôi!

Chúng tôi luôn sẵn sàng đem lại những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng!

Youtobe Facebook Twitter

Leave a Reply

error: Content is protected !!