Tổng hợp kiến thức về chuyển động ném ngang – vật bị ném ngang. Các phương trình – công thức tính thời gian, vận tốc, tầm ném xa, bài tập chuyển động ném ngang vật lý lớp 10.
Mục lục
Khảo sát chuyển động của vật ném ngang
Chọn hệ trục toạ độ và gốc thời gian
Chọn hệ trục toạ độ Đề các Oxy, trục Ox hướng theo véc tơ vận tốc vo, trục Oy hướng theo véc tơ trọng lực P. Chọn gốc thời gian lúc bắt đầu ném.
Phân tích chuyển động ném ngang của vật bị ném
Chuyển động của các hình chiếu Mx và My trên các trục Ox và Oy gọi là các chuyển động thành phần của vật M.
- Trên trục Ox ta có: ax = 0; vx = vo; x = vo.t
- Trên trục Oy ta có: ay = g; vy = g.t; y = 0,5.g.t²
Công thức ném ngang
Dạng của quỹ đạo
Phương trình quỹ đạo:
Vận tốc của vật
Phương trình vận tốc:
Công thức tính vận tốc khi chạm đất:

Công thức tính vận tốc khi chạm đất
Thời gian chuyển động

Thời gian của chuyển động ném ngang
Tầm ném xa

Tầm ném xa của chuyển động ném ngang
Các đại lượng
- L – là tầm ném xa của vật (đơn vị m)
- vo – là vận tốc ban đầu của vật bị ném (đơn vị m/s)
- h – là độ cao của vật bị ném (đơn vị m)
- t – là thời gian của chuyển động (đơn vị s)
- g – là gia tốc (g thường lấy bằng 10 m/s² tùy đề bài)
Bài toán về chuyển động ném ngang
Bài 1: Một viên đạn được bắn theo phương ngang ở độ cao 180m phải có vận tốc ban đầu là bao nhiêu để ngay lúc chạm đất có v = 100m/s. Tính tầm ném xa của vật khi chạm đất.
Hướng dẫn giải:
- Thời gian của chuyển động: t = √(2.h /g) = 6s
- Vận tốc khi vật chạm đất: v² = vx² + vy² = vo² + g.t² => vo = 80m/s
- Tầm ném xa của vật là: L = vo.t = 480m
Bài 2: Một máy bay ném bom bay theo phương ngang ở độ cao 2km với v = 504km/h. Hỏi viên phi công phải thả bom từ xa cách mục tiêu ( theo phương ngang) bao nhiêu để bom rơi trúng mục tiêu?, lấy g = 10m/s².
Hướng dẫn giải:
- Để bom rơi trúng mục tiêu: L = vo.√(2.h /g) = 2,8 km
Kiến thức tham khảo
Kiến thức liên quan: Chuyển động ném xiên
Kiến thức liên quan: Vật rơi tự do từ độ cao H
Bài viết liên quan: Định luật bảo toàn khối lượng + năng lượng + cơ năng + động lượng
Bài viết liên quan: Kiến thức tổng hợp về Công và Công suất!
Bài viết liên quan: Định luật Newton
Bài viết liên quan:Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton
Bài viết tham khảo: Định luật Kirchhoff 1 + 2
Bài viết tham khảo: Định luật Ohm
Chuyên mục tham khảo: Vật lý học
Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc vui lòng comment phía dưới hoặc Liên hệ chúng tôi!
Chúng tôi luôn sẵn sàng đem lại những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng!